Trang Thời Sự


Buôn Lậu Còi Hụ Long An
Một vết nhơ của chế độ bị khơi lại trong vụ kiện ở Nam Úc

Tác giả: Tư Trời Biển
Thể loại: Thời Sự

    Trong những ngày vừa qua, ở thành phố Adelaide thuộc tiểu bang Nam Úc, cộng đồng người Việt Nam đang xôn xao bàn tán về vụ kiện lôi nhau ra tòa với tội danh “Phỉ báng danh dự làm thất thu lợi tức”, mà nguyên cáo và bị cáo tất cả đều là hội viên của hội CQNQLVNCH/Nam Úc.!!!
     Tư Trời Biển tôi đi tìm hiểu nguyên do thì mới thấu hiểu được “cơ nguyên” bắt nguồn từ ông thiếu tá hải quân của QLVNCH, người có liên hệ trong vụ buôn lậu Còi Hụ Long An (CHLA): Thiếu tá Hải Quân  Ninh Duy Định.
      Vụ kiện với nguyên cáo là hai ông: Ninh Duy Định cùng với ông bác sĩ Ngô Anh Tuấn, kiện ông Trần Công ra tòa với những tội danh có hai điểm chánh:
1./ Phỉ báng danh dự cá nhân ông Ninh Duy Định.
2./ Bài báo viết trên Adelaide tuần báo của ông Trần Công đã làm ảnh hưởng đến lợi tức thu nhập của Bs Ngô Anh Tuấn.
      Diễn Đàn NGVNSA có cử anh Tư Trời Biển đến tiếp xúc với bị cáo Trần Công, hiểu được sự tình về bài viết với những lời: Ông trưởng ban tổ chức ngày lễ Vinh Danh Quân Đội Hoàng Gia Nam Úc không có đủ tư cách
       Để bổ xung câu viết nêu trên của ông Trần Công , Diễn Đàn NGVNSA xin trích dẫn nguyên văn bài viết của ông Khánh Linh về nội dung vụ án Còi Hụ Long An cho độc giả rộng đường góp ý.

      Với chướng ngại vật được giăng, dựng lên, đoàn quân xa GMC có xe quân cảnh, mở còi hụ dẫn đường bị dừng lại, nhưng vụ việc chỉ được phát giác khi có một toán binh lính "vén màn bí mật" và phát hiện nhiều hàng xa xỉ. Thế là cả khu vực gần đó, nháo nhào nhảy vào hôi hàng lậu. Vụ việc vỡ lở và người ta mới biết được rằng, đoàn quân xa có xe dẫn đường, mở còi hụ inh ỏi thực chất không phải thực hiện công vụ mà để đi... buôn lậu.
    Ông Nguyễn Khánh Linh, một nhà nghiên cứu về Sài Gòn xưa cho biết, sau khi dựng, giăng chướng ngại vật, đoàn xe do đại úy Nhiều trờ tới và bắt buộc phải dừng lại. Tuy nhiên, quận trưởng Gò Đen cũng không dám xét hỏi, chỉ biết gọi cho đại tá Lê Văn Năm, tỉnh trưởng tỉnh Long An xin chỉ thị. Thế là, mặc dù trời đang phủ bóng đêm nhưng đại tá Năm cùng đoàn xe hộ tống cũng phải cấp tốc lên đường đến Gò Đen để làm rõ vụ việc. Có lẽ vụ việc sẽ êm xuôi, nếu không có sự cố bất ngờ diễn ra trước khi đại tá Năm đến.
    Theo đó, trong thời gian chờ đại tá Năm đến để giải quyết thì đoàn quân xa vẫn nằm bất động và được bịt bạt kín mít. Nhưng binh lính gác trạm tò mò đã gỡ bạt ra xem. Khi thấy đoàn xe chở toàn rượu, thuốc lá, đồng hồ... hàng hiệu,toán  binh lính này hoa cả mắt. Nổi lòng tham, toán lính mở bạt, nhảy lên hôi của lậu. Lúc đầu, chỉ một số người thực hiện trót lọt việc ăn cắp hàng, sau đó tin "ngon ăn" này lọt đến tai đám gia binh, cả đám nháo nhào nhảy vào hôi đồ lậu. Cảnh tượng tranh giành nhau hôi của diễn ra như vụ cướp thực thụ.
    Ông Trần Nguyễn Hoa, nay đã ngoài 70 tuổi, ngụ tại Chợ Lớn cho biết thêm, sau khi kiểm đếm lại, người ta ước tính số hàng này đã mất đi khoảng một nửa. Trong tình huống hoảng loạn và màn đêm buông xuống, đám mặc thường phục cũng nhảy khỏi xe quân xa và mất dạng trong bóng đêm. Cảnh hỗn loạn chỉ chấm dứt khi đại tá Năm cùng đoàn tùy tùng đến nơi. Lúc đó, vào khoảng 21h. Dù vậy, sau khi hỏi chuyện, đại tá Năm cũng không biết xử trí như thế nào cho phù hợp. Buộc lòng, đại tá Năm phải gọi khẩn báo cho trung tướng Phạm Quốc Thuần, Tư lệnh Quân đoàn 3. Trong lúc nói chuyện qua điện thoại, tướng Thuần cũng không dám ban hành một chỉ thị nào cho đại tá Năm để giải quyết vụ việc. Thay vào đó, tướng Thuần cho biết sẽ báo cáo vụ việc lên Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Tổng thống để xin ý kiến. Ngay sau đó, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và vợ chồng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã biết chuyện làm ăn đổ bể, dù đã tính đến cả phương án tối ưu để dập tắt.
    Theo ông Trần Hoàng chủ bút một tờ báo thời đó kể lại thì mỗi dịp lễ tết, phủ tổng thống  ban hành những chỉ thị đặc biệt và lưu ý những đơn vị chỉ huy quân sự địa phương từ trên xuống dưới phải canh chừng cẩn mật, nếu có gì khả nghi ở địa phương nào thì phải cấp tốc báo cáo lên cấp trên để kịp thời xử lý. Ai lơ là nhiệm vụ thì sẽ xử lý nghiêm theo quân lệnh. Vì thế để cho chắc ăn, đường dây buôn lậu này đã sử dụng thêm xe quân cảnh, có còi hụ dẫn đường. Điều đó bảo đảm chắc chắn rằng, đây là đoàn xe công vụ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc không có trạm nào được xét hỏi và chận xe lại. Với đường dây của Nguyễn Thị Mai Anh thì đặc biệt có đoàn xe quân cảnh trực thuộc Tiểu đoàn 6 Quân cảnh, Biệt khu Thủ Đô, dưới quyền chỉ huy của trung tá Nguyễn Văn Phần (còn gọi là Văn Phan).
    Mặt hàng trong vụ buôn lậu CHLA gồm toàn là những thứ xa xỉ phẩm như đồng hồ Rolex, rượu và thuốc lá đắt tiền...... Ông Trần Hoàng cho biết, vụ việc buôn lậu đổ bể giữa đường, báo chí Sài Gòn thời bấy giờ một phen được hả hê công kích chính quyền VNCH.  Ông Trần Hoàng cho biết thêm, vụ buôn lậu được phát hiện tại Long An mà thời đó, cánh báo chí chúng tôi đặt tên là "vụ còi hụ Long An" có quy mô rất lớn, có sự tham gia của nhiều đơn vị, thuộc nhiều binh chủng khác nhau.
     Đầu tiên, báo chí quan tâm nhiều nhất là xem ai đứng đằng sau vụ việc, rồi đến nguồn hàng này từ đâu chuyển về Việt Nam với lượng lớn như trên. Báo chí cũng điều tra ra được, hàng vào Việt Nam bằng đường thủy và thường vào một khung giờ quy định. Theo đó, con tàu Panama vào biển Việt Nam lúc trời tối, đồng thời, ở đây đã có sẵn một số lực lượng Giang Đoàn 21 và 56 của căn cứ Hải Quân Mỹ Tho do ông Lê Huệ Nhi và Ninh Duy Định trực tiếp chỉ huy và chịu trách nhiệm chuyển hàng từ tàu buôn vào đất liền. Những kiện hàng này được vận chuyển về một kho chứa tại Chợ Gạo, tỉnh Định Tường . Công tác bốc dỡ hàng hóa phải kết thúc vào khoảng trưa hôm sau. Còn trong quá trình vận chuyển về Chợ Lớn phải chờ lúc trời tối đến Phú Lâm là vừa. Như vậy sẽ tránh được sự dòm ngó, đặc biệt là cánh báo chí đối lập...
    Tại khu vực kho hàng ở Chợ Gạo, người ta thường thấy nhiều chiếc GMC thuộc Quân vận vùng 3 chiến thuật. Số quân xa này được đặt dưới quyền chỉ huy của đại tá Trần Quốc Khang. Điều đáng nói ở đây là địa điểm chứa hàng lậu là Chợ Gạo, thị xã Mỹ Tho của tỉnh Định Tường  thuộc vùng 4 chiến thuật nhưng đoàn quân xa chuyên chở hàng từ Chợ Gạo về Chợ Lớn lại là những chiếc quân xa thuộc Quân vận của quân đoàn III. Ngay cả quân cảnh mở đường cho đoàn quân xa chở hàng lậu cũng thuộc quân khu 3. Rồi đến địa điểm xuống hàng lậu và đem phân phối tại thị trường cũng thuộc lãnh thổ quân khu 3, do Biệt khu Thủ Đô đảm trách. Nhiều người cho rằng, đã có sự thỏa hiệp của những ông bà trùm để không xảy ra những tranh chấp.
    Khi vụ buôn lậu bị đỗ bể và được công bố, nhiều người mới té ngửa vì có quá nhiều mặt hàng xa xỉ phẩm, đắt tiền, đặc biệt là để bán dịp Giáng sinh và Tết: Các loại rượu quý: Cognac, Martel, Whisky, Champagne... Các loại thuốc lá thơm: Caraven "A", 555, Marlboro... Các loại quần áo, hàng vải, tơ lụa; giày vớ của Pháp, Ý... Các loại đồ chơi điện tử của Nhật; Đồng hồ hiệu: Omega, Longine, Rolex, Senko, Certina... Các loại bánh kẹo nổi tiếng của Anh, Hà Lan, Đan Mạch... Tổng số hàng này trị giá khoảng sáu trăm triệu đồng tiền Việt Nam lúc bấy giờ.
    Kết quà của vụ án Còi Hụ Long An những quân nhân QLVNCH bị đi tù và bị cách chức như sau:
1./ Đại tá Phước, chỉ huy trưởng Quân Cảnh bị khiển trách.
2./ Đại tá Trần Thiện Thành, chỉ huy trưởng Quân Vận bị khiển trách.
3./ Trung tá Phan, 30 ngày trọng cấm.
4./  Đại tá Lê Văn Năm, tỉnh trưởng Long An bị cách chức và gián cấp xuống đại úy và bị đày đi tác chiến.
5./  Trung tá Lâm Văn Biên, quận trưởng Châu Thành tỉnh Định Tường bị đày Côn Đảo.
6./ Thiếu tá Đặng Kim Thu, Quận trưởng Chợ Gạo tỉnh Định Tường bị đày đi Côn Đảo.
7./  Đại úy Nhiều quân cảnh, bị tù đi Côn Đảo.
8./ Thiếu tá Hải Quân Lê Huệ Nhi, chỉ huy trưởng giang đoàn 21 Xung Phong, bị giáng cấp và đày đi Côn Đảo.
9./ Thiếu tá hải quân Ninh Duy Định, chỉ huy trưởng giang đoàn 56 Tuần Thám, bị giáng cấp xuống còn thủy thủ và bị tù Côn Đảo cho đến 30/4/1975.
10./ Thượng Sĩ Quân Cảnh Dương Văn Hảo, một ”tay súng lục thiện xạ,vô địch, nguyên huấn luyện viên tác xạ của trường Quân Cảnh, người đã bị kết án tử hình khiếm diện trong vụ ”CÒI HỤ LONG AN”, về sau ra trình diện đã được giảm án xuống ”chung thân khổ sai, lưu đày Côn
Đảo”.
    Riêng ở Nam Úc, có hai ông Lê Huệ Nhi và Ninh Duy Định liên lụy đến CHLA. Nhưng ông Lê Huệ Nhi là một người có Tư Cách và Danh Dự của một quân nhân QLVNCH, nên sống an phận và ẩn dật nơi Nam Úc. Ông Ninh Duy Định thì ngược lại, tham danh chức nầy chức nọ và tự phục hồi chức vụ thiếu tá hải quân VNCH ghi trên viên gạch ở tượng đài chiến sĩ Úc-Việt ở Nam Úc!!!!!Và gần đây kiện ông Trần Công ra tòa về tội phỉ báng danh dự của ông ta!!!!
    Than ôi! Hai nguyên cáo chẳng có danh dự đâu mà kiện ra tòa để đòi lại Danh Dự. Bởi lẽ trong dân gian có câu:
- Danh dự một đời bị mất bởi chữ NGU!
     Chúng ta nên tránh xa bài học chữ ngu của hai nguyên cáo...

Tư Trời Biển